Những điều cần biết trước khi truyền nước biển
Chắc hẳn các bạn đã từng thấy vài người xung quanh mình thường sử dụng biện pháp truyền nước biển mỗi khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Vậy chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc truyền nước biển là gì đúng không? Truyền nước biển vào thời gian nào sẽ giúp cơ thể hồi phục? Hãy điểm qua những thông tin bên dưới mà Y tế Bảo Tâm để hiểu rõ về cách thức này nhé!
Truyền nước biển là gì?
Truyền nước biển vào cơ thể để điều trị bệnh
Nước biển là một từ dân gian dùng để chỉ các loại dịch truyền vào cơ thể. Truyền dịch được thực hiện bằng cách tiêm truyền những nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn.
Việc truyền nước biển cần có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng bừa bãi.
Hiện có khoảng 20 loại dịch truyền và được chia thành 3 nhóm khác nhau. Tùy vào từng mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định loại dịch truyền thích hợp.
-
Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: dùng cho những trường hợp cơ thể bị suy kiệt, ăn uống kém,…loại này chỉ nên truyền sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, những người không ăn được bằng đường miệng hoặc không tiêu hóa được thức ăn.
-
Nhóm cung cấp nước và chất điện giải: Thường dùng trong trường hợp mất nước hay mất máu như tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc thực phẩm,…
-
Nhóm đặc biệt: Dùng để truyền giúp bù nhanh các chất albumin hay các dịch chất tuần hoàn trong cơ thể.
Một số nguy hiểm có thể gặp khi truyền nước biển
Tại vị trí truyền dịch
Truyền nước biển cần có sự chỉ định của bác sĩ
Vị trí mũi tiêm cắm vào có thể bị phù, xuất hiện hiện tượng đau sưng ở vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương, bệnh nhân có thể bị hoại tử một phần cơ do sự cố chệch ven.
Phản ứng toàn thân
Sẽ có thể là cảm giác lạnh, rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực,… nếu gặp các trường hợp này phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý, tránh để những diễn tiến nguy hiểm xảy ra.
Một số nguy hiểm khác
Một số biến chứng nguy hiểm như tai biến, dị ứng, sốc phản vệ dẫn đến tử vong, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải,…cũng có thể xảy nếu như truyền nước biển không phù hợp.
Các đối tượng cần tránh truyền nước biển
Nên truyền nước biển ở những cơ sở y tế uy tín
-
Những ai mắc bệnh suy thận cấp, suy thận mãn tính suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp,… thì không nên truyền dịch.
-
Người tập luyện bị choáng do chạy bộ, đổ mồ hôi, mất nước nhiều, khi truyền dịch có thể khiến cơ thể mất cả muối lẫn nước.
-
Trẻ bị sốt không nên truyền muối.
-
Bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh tim mạch hay các bệnh lý về phổi phải hết sức cẩn thận khi truyền dịch.
-
Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm,…thì bệnh nhân nên báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.
-
Truyền nước biển phải được thực hiện ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử lý tai biến trong khi truyền, tránh truyền tại nhà hay trên các phương tiện giao thông.
Tuy những trường hợp rủi ro xảy ra không nhiều nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà tự ý truyền nước biển. Hy vọng những kiến thức Y Tế Bảo Tâm chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc truyền nước biển để tránh những sai lầm và những nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu bạn đang muốn truyền nước biển hãy liên hệ với Y tế Bảo Tâm qua Hotline: 0967.445.115, các bác sĩ sẽ đến phục vụ tận nhà, truyền nước không đau nhức và đảm bảo an toàn, bạn không cần mất thời gian để đến bệnh viện nữa.