Một số trường hợp người bệnh nên truyền đạm tại nhà
Khi có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nhiều người nghĩ ngay tới việc truyền đạm tại nhà để phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, việc tự ý truyền dịch sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như phù phổi, tim hay bị mất mạng do sốc phản vệ. Bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để biết tác dụng của việc truyền đạm là gì? Cần chú ý những gì khi truyền đạm cho người bệnh.
Việc truyền đạm có tác dụng gì đối với cơ thể?
Kiểm tra tình hình sức khỏe
Truyền đạm là truyền những chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hiện tại có trên 20 loại truyền đạm được sẽ chia thành 3 nhóm cơ bản như sau:
Nhóm cung cấp dưỡng chất:
Sử dụng để truyền đạm cho đối tượng suy nhược cơ thể, những người phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng miệng, không tiêu hóa được thức ăn,...
Nhóm cung cấp nước và những chất điện giải
Dùng cho những bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.
Nhóm đặc biệt
Dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất Albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Tùy theo mỗi nhóm sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để phòng tránh không xảy ra tai biến thì trước khi truyền đạm người bệnh cần được bác sĩ khám, xét nghiệm và kê toa phù hợp.
Những trường hợp nào nên truyền đạm tại nhà
Truyền đạm cho người bị suy kiệt
-
Khi cơ thể người bệnh bị mất nước như sốt cao, ói mửa, bỏng, tiêu chảy, mất máu…
-
Khi bệnh nhân không thể ăn uống, sức khỏe bị suy kiệt, hôn mê hoặc một số người phẫu thuật đường ruột…
-
Khi người bệnh phải mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể, bởi có những loại thuốc không thể tiêm thẳng, nhanh vào tĩnh mạch.
-
Khi cơ thể của người bệnh bị thiếu hụt những chất điện giải như natri, kali, canxi…
Những đối tượng cần đặc biệt chú ý khi truyền đạm
Truyền dịch tại nhà cho bệnh nhân
Tại y tế gia đình Bảo Tâm, những người bệnh sau đây nên cẩn thận khi truyền đạm tại nhà:
-
Bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, mắc bệnh tim mạch hay có những bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
-
Trường hợp khi trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng nguy cơ bị phù não.
-
Bệnh nhân bị viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền sẽ làm tăng gánh nặng cho phổi và tim.
Dịch vụ Bảo Tâm cam kết khi truyền đạm tại nhà:
-
Dịch truyền và những loại dụng cụ tuyệt đối vô khuẩn.
-
Đảm bảo truyền dịch không đau, không nhức hay tụ máu bầm
-
Nơi tiếp xúc tại kim và mặt da được giữ vô khuẩn tuyệt đối.
-
Kỹ thuật truyền đúng theo quy trình, chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn.
-
Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của người bệnh.
-
Tốc độ chảy của truyền theo đúng y lệnh và duy trì được tổng lượng dịch truyền vào đúng thời gian quy định.
-
Nhân viên y tế chúng tôi luôn bên cạnh bệnh nhân để theo dõi chặt chẽ tình trạng.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc truyền đạm tại nhà. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 097.445.115 để được cung cấp những dịch vụ thăm khám bệnh tại nhà uy tín và chất lượng.