Thứ 2 - Chủ nhật 24H

0967445115

ytebaotam@gmail.com

Dịch truyền trong y khoa có những loại nào?

 

Truyền dịch tại nhà là dịch vụ chăm sóc sức khỏe không còn quá xa lạ với người dân và ngày càng được tin tưởng bởi lợi ích và sự thuận tiện mà nó mang lại. 

Tuy nhiên, có những loại truyền dịch nào và có tác dụng ra sau không phải ai cũng biết. Sau đây Y Tế Bảo Tâm sẽ thông tin cho các bạn những thông tin cần thiết, mời các bạn theo dõi sau đây:

Dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo của dịch truyền mà người ta phân ra các loại khác nhau. Tuy nhiên sự phân loại cũng chỉ ở mức độ tương đối do tác dụng của chúng đan xen nhau và mục đích điều trị khác nhau.

1. Dung dịch tinh thể (Cristaltic Solution): Bao gồm các dung dịch có chứa các Ion cần thiết cho cơ thể, có trong huyết tương.

a. Dung dịch muối Natri chlorure: Dung dịch muối Natri chlorure có hai loại:

– Dung dịch NaCl đẳng trương: chứa 9 gr natri clorua trong một lít nước cất (dung dịch 0, 9%). Có Ấp lực thẩm thấu (ALTT) bằng 380 mOsmol tương đương (hơi cao hơn) với huyết thanh (có ALTT bằng 290-310 mOsmol) nên dễ hấp thu và dễ thẩm thấu qua mao mạch và màng tế bào. Tuy nhiên do muối sẽ phân tích cho ra Cl và Na nên có nguy cơ gây nhiễm toan chuyển hóa và tăng Natri máu khi dùng với số lượng lớn.

– Dung dịch Natrichlorure ưu trương 7. 5%; 10%, (Hypertonic Saline), có ALTT cao (3166 mOsmol; 3422 mOsmol) dễ gây rối loạn huyết động, làm tăng nhanh thể tích tuần hoàn do kéo nước từ trong tế bào ra ngoài (huyết thanh). NaCl ưu trương được sử dụng trong các trường hợp mất muối nhiều hơn mất nước, và trong trường hợp cần tạo môi trường huyết thanh ưu trương để kéo nước từ trong tế bào ra ngoài (như trong trường hợp phù não cấp).

b. Dung dịch Ringer lactare:

Là một dung dich tương đối cân bằng các thành phần điện giải chứa trong nó như là clor, natri, kali và canxi. Lactate được thêm vào như một chất đệm. Dung dịch Ringer’s lactate có ALTT bằng 280 mOsmol, tương đương với huyết thanh nên dễ dung nạp, ít gây rối loạn huyết động và không làm thay đổi ALTT của huyết thanh. Ringer’s lactate thường được sử dụng làm gia tăng tạm thời thể tích tuần hoàn, bù nước và điện giải bị mất trong một số trường hợp mất máu hoặc giảm khối lượng tuần hoàn như nôn mữa, tiêu chảy.

 2. Dung dịch Glucose:

Dung dịch glucose có hai loại: đẳng trương 5%, ưu trương 10%, 20%, 30% .

 – Glucose đẳng trương (5%): có ALTT 280 mOsmol, không có điện giải, cung cấp 225 calo/L. Dung dịch Glucose đẳng trương (5%) được dùng khi BN cần cung cấp nước (như khi nhịn ăn uống để chuẩn bị mổ hoặc sau mổ). Không dùng Glucose đẳng trương (5%) để cung cấp năng lượng cho BN vì nó có rất ít năng lượng (chỉ có 225 calo/L); 50g glucose cho vào trong 1 lít nước là để tạo ALTT của dung dịch bằng 280 mOsmol, tương đương huyết thanh.

– Dung dịch Glucose ưu trương (10%, 20%, 30%): có ALTT rất cao (560 mOsmol/L, 1120 mOsmol/L, 1660 mOsmol/L) và chống chỉ định trong trường hợp thiếu máu não nên ngày nay ít được dùng.

3. Dung dịch Acide Amine:

Các dung dịch acide amine thường sử dụng: Moriamin, Nutrisol, Aminosteril, Aminoplasma… Thành phần chính là Oligoamine (đạm vi lượng). Oligoamine là những Acide Amine (đạm chuỗi ngắn) có 2 đặc điểm: – Đạm thiết yếu cho cơ thể (cơ thể phải thu nạp từ thiên nhiên, không thể tự tổng hợp); – Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ (vi lượng) nhưng nếu thiếu sẽ gây ra những tai biến không hồi phục. Có 21 Oligoamines. Trong đó một số loại dịch còn bổ sung thêm một lượng nhỏ chất khoáng, vitamin….

Các dung dịch  acide amine có ALTT rất cao (trên 800 mOsmol), nhưng năng lượng thấp (khoảng 400 calo/L). Là dung dịch chứa nhiều Acide Amine nên khi truyền rất dễ thu nạp và dễ gây choáng phản vệ. Sử dụng dung dịch Acide Amine chủ yếu trong 2 trường hợp: Cung cấp Oligoamine cho BN phải nhịn ăn uống dài ngày và cần tăng khối lượng tuần hoàn nhanh (nhờ ALTT cao), bền vững (do các Acide Amine có phân tử lớn thấm qua màng tế bào chậm) như trong trường hợp mất máu cấp (trong trường hợp không có máu dự trữ), trường hợp giảm khối lượng tuần hoàn do thoát huyết tương trong sốt xuất huyết, nhiễm trùng huyết … 

4. Dung dịch Lipid: (Lipofundin, Intralipos, Lipovendus…).

Dung dịch Lipid chứa các chất béo cần thiết và cung cấp nhiều năng lượng.

Không được pha lẫn thuốc, chất điện giải với dung dịch Lipid.

5. Chế phẩm của máu: Plasma tươi, Plasma khô.

Các dung dịch này có thành phần giống huyết thanh, có các Ion và nhiều năng lượng, thường được dùng trong 2 mục đích: Tăng khối lượng tuần hoàn và Cung cấp năng lượng. Do tình hình bệnh HIV tăng nhanh trên thế giới nên từ hơn 20 năm nay các chế phẩm này không còn được sản xuất vì các nước đều khuyến áo không nên sử dụng (ngoại trừ trường hợp thật cần thiết)

6. Dung dịch keo (plasma expander):

Dung dịch keo là các dung dịch chứa các phân tử có trọng phân tử cao, khó vận chuyển qua thành mao mạch, màng tế bào. Các phân tử này bị giữ lại trong khoang mạch máu và gây nên một lực thẩm thấu (gọi là ALTT keo hay áp lực keo) nó giữ dịch thể trong khoang mạch máu và làm tăng khối lượng tuần hoàn. Tuy nhiên các dung dịch này chứa hoặc chứa rất ít năng lượng. Vì có ALTT cao và các phân tử keo khó xuyên qua thành mạch và màng tế bào nên thường được sử dụng trong các trường hợp mất máu cấp hoặc giảm khối lượng tuần hoàn. Nó có khả năng chiếm chỗ trong lòng mạch lớn hơn và bền hơn là các dịch tinh thể. Đa số các phác đồ hồi sức thường kết hợp dịch keo và dịch tinh thể để cùng lúc khôi phục lại thể tích tuần hoàn trong lòng mạch và giảm thể tích dịch kẽ (trong khoảng gian bào) và trong tế bào. Không dùng dd plasma expander như nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.

Nhóm dịch Dextran (Polysacharide).

Là các dung dịch chất trơ có kích thước phân tử khác nhau. Trọng lượng phân tử ( TLPT)trung bình 30.000 – 70.000 Dalton, dựa vào trọng lượng phân tử người ta chia ra hai loại:

Trọng lượng phân tử (TLPT) trung bình 30.000-70.000 Dalton: Dextran có TLPT (30.000-40.000 Dalton);  Macrodex, Polyglukin TLPT lớn hơn (60.000-70.000 Dalton); Rheo macrodex (80000 Dalton)… Tuỳ theo kích thước phân tử nhỏ hay lớn mà Dextran có thể tồn tại trong cơ thể lâu hay mau. Thuốc đào thải qua thận, một phần tích luỹ ở tổ chức liên kết và bị phá huỷ tại đó bởi các tế bào liên võng.

Với những thông tin trên, tin chắc rằng bạn đã có những kiến thức bổ ích cho mình. Y Tế Bảo Tâm với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà uy tính, chất lượng. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0967.445.115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

Viết bình luận của bạn
messenger Y Tế Bảo Tâm - Truyền nước biển tại nhà TPHCM
messenger Y Tế Bảo Tâm - Truyền nước biển tại nhà TPHCM